5/5 - (2 bình chọn)

VOC là chất gì? Tác hại của VOC đối với sức khỏe thế nào?

VOC là nhóm các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi ở nhiệt độ thường, có mặt ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Một số hợp chất VOC gây tổn hại đến sức khỏe khi tiếp xúc. Vậy VOC là chất gì? Nguồn gốc từ đâu? Khí VOC có ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người? Hãy cùng KCvents Việt Nam trả lời câu hỏi trên qua bài viết dưới đây:

VOC là chất gì?

VOC là tên viết tắt của cụm từ Volatile organic compound có nghĩa là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Đây là nhóm các hợp chất hữu cơ ở dạng rắn hoặc lỏng, có nhiệt độ sôi thấp và dễ dàng chuyển thành dạng hơi, khí ngay ở điều kiện bình thường trong không khí. Theo định nghĩa của Liên minh châu Âu (EU) thì VOC là các hợp chất hữu cơ có nhiệt độ sôi lớn nhất không quá 250 độ C tại áp suất tiêu chuẩn 101,3kPa.

Một số hợp chất VOC thường gặp như là andehit fomic, axeton, xylen, benzen, skatolec… Các hợp chất này chúng ta gặp nhiều trong cuộc sống như trong các chất tẩy rửa, mỹ phẩm, thuốc diệt côn trùng, máy in. các loại sơn, vecni…

VOC là chất gì
Ảnh: VOC là chất gì

VOC có nguồn gốc từ đâu?

Các hợp chất VOC có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc nhân tạo. Tuy nhiên hiện nay khi nhắc đến VOC thường mọi người đều hiểu đó là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi trong không khí có nguồn gốc từ các vật dụng cho con người chế tạo ra.

Hợp chất VOC có nguồn gốc từ tự nhiên

Rất ít các hợp chất VOC xuất phát từ tự nhiên, mà trong đó đa số các hợp chất đó có nguồn gốc từ thực vật. Trong 1 năm ước tính mỗi năm có khoảng 1150 Tg VOC (1Tg = 1012 g) thải vào không khí với thành phần chính là isoprene.

Nguồn gốc các chất VOC
Ảnh: Nguồn gốc các chất VOC

Hợp chất VOC có nguồn gốc nhân tạo

Phần lớn các hợp chất VOC phát sinh từ vật liệu, thiết bị và hoạt động sống của con người. Theo thống kê về nguồn gốc các chất VOC nhân tạo đã chỉ ra: 50% lượng chất đến từ các hoạt động công nghiệp, 16% từ các thiết bị máy móc, 11% từ quá trình làm nông nghiệp, 10% từ các phương tiện giao thông và 10% đế từ sơn dầu (từ dung môi và chất phụ gia)…

VOC có trong các loại sơn (sơn dầu, sơn tường, sơn gỗ, vecni…). VOC còn được sinh ra từ xăng dầu, thuốc lá, keo dán, các chất tẩy rửa và khử trùng, các máy móc xây dựng, thuốc trừ sâu, máy in, máy photocopy, điều hòa không khí… Sau khi bay hơi và hòa vào trong không khí, dưới tác dụng của nhiệt độ các chất khí có thể phản ứng với nhau tạo ra các chất khác.

Ảnh hưởng của VOC đối với sức khỏe

Một số hợp chất VOC không ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên phần lớn chúng đều gây ảnh hưởng tiêu cực với sức khỏe con người. Các chất VOC chuyển thành thể khí ngay ở điều kiện thường khiến con người dễ hít phải và dễ mắc các bệnh trên đường hô hấp, mắt mũi như đau họng, dị ứng mũi, ngứa mắt.

Ngoài ra còn khiến cơ thể mệt mỏi, hay bị hụt hơi,  đau đầu, buồn nôn… Nếu tiếp xúc trong thời gian dài gây tổn hại mãn tính trên hệ thần kinh, gan, thận; đặc biệt nếu các chất VOC có trong nước uống, thức ăn thì còn có khả năng gây ung thư, tổn thương đến hệ sinh sản. Đặc biết đối với phụ nữ có thai và cho con bú sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và trẻ bú mẹ.

Như đã nói ở trên trong các loại sơn đều có VOC. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hàm lượng VOCs bên trong các ngôi nhà có thể cao hơn bên ngoài gấp 10 lần và có khi tăng cao 1.000 lần sau khi sơn một lớp sơn mới lên tường. Các vật dụng thường dùng trong sinh hoạt hay sản xuất công nghiệp đều có thể giải phóng VOC. Những ảnh hưởng của VOC còn tùy thuộc vào khoảng thời gian tiếp xúc và nồng độ của các VOC.

VOC gây các bệnh trên đường hô hấp
Ảnh: VOC gây các bệnh trên đường hô hấp

Dưới đây là bảng tóm tắt các ảnh hưởng của hợp chất VOC đến sức khỏe con người:

Phơi nhiễm ngắn hạn Phơi nhiễm dài hạn (trên 1 năm)
– Tổn thương đường hô hấp: Đau mắt, dị ứng mũi, đau họng, bệnh xoang…

– Đau đầu, choáng váng, buồn nôn, nôn.

– Thở khó khăn, gấp rút, hay hụt hơi, làm trầm trọng hơn tình trạng hen suyễn.

– Tổn thương hệ thần kinh, hệ sinh sản, gan, thận.

– Nguy cơ ung thư.

Một số giải pháp hạn chế tác động của VOC đến sức khỏe

Mặc dù VOC ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người nhưng các hợp chất này lại được sản xuất từ các vật dụng xung quanh con người. Chính vì vậy tìm giải pháp để hạn chế tác động của chúng là việc hết sức quan trọng. Theo TCVN 10370-2:2014 (ISO 11890-2:2007) đã công bố hàm lượng VOC an toàn cho người sử dụng trong khoảng từ 0.1 – 15 % (theo khối lượng).

Một số biện pháp đơn giản chúng ta có thể thực hiện để làm giảm tác động của các hợp chất VOC đến con người:

  • Hạn chế sử dụng các vật liệu xây dựng, đồ nội thất chứa nhiều hợp chất tạo VOC. Ví dụ thay vì dùng sơn để sơn tường có thể sử dụng decal dán tường; giảm tần suất sử dụng các sản phẩm có mùi thơm như nến thơm, bình xịt phòng, hương nhang…
  • Không hút thuốc là hay xì gà trong nhà.
  • Với các sản phẩm mới mua như đồ nội thất, các vật dụng nên để bay hơi hết mùi mới để vào nhà. Còn nếu không thể làm như vậy được thì phải luôn mở cửa để làm thoáng không khí.
  • Khi sử dụng các sản phẩm dễ bay hơi như sơn, vecni, các chất tẩy rửa… chỉ nên lấy lượng vừa đủ. Với phần chưa sử dụng cần bảo quản trong hộp có nắp đậy kín để hạn chế sự bay hơi.
  • Nếu không thể loại bỏ được nguồn phát sinh VOC, hãy sử dụng các chất tráng không thẩm thấu như vecni polyurethane hoặc sơn latex để bao phủ toàn mặt các bề mặt ván ép mạt cưa, tấm bảng…để hạn chế tiếp xúc.
  • Pha chế các dung môi dễ bay hơi cần thực hiện trong phòng pha chế chuyên dụng.
  • Nên mở cửa thường xuyên để không khí trong nhà được lưu thông giúp giảm nồng độ các chất VOC có trong nhà.
  • Nên bổ sung các chất các chất dinh dưỡng cần thiết, các chất chống oxy hóa cho cơ thể, tăng cường khả năng thải độc cho cơ thể như các loại rau củ quả, bổ sung vitamin C, E; vitamin nhóm B (B1,B2,B6), các khoáng chất Magnesium, Selenium.

Một giải pháp quan trọng và đơn giản khác, chính là thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để không khí trong nhà được lưu thông dễ dàng.

Tuy nhiên, khi mở cửa sổ, luồng khí từ bên ngoài sẽ có thêm nguy cơ mang cả bụi bẩn, bụi mịn, phấn hoa… vào căn phòng của bạn. Mặt khác, khi mùa hè hay mùa đông, việc mở cửa sổ cũng không hẳn đã tốt khi luồng không khí nóng, hay lạnh tràn vào ngôi nhà cũng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của cả gia đình.

Hãy để KCvents Việt Nam mách bạn giải pháp xử lý triệt để hiện tượng này bằng cách lắp đặt mỗi phòng một Máy cấp khí tươi hồi nhiệt VT501-WF bản 2024, qua đó sẽ xử lý được triệt để các vấn đề bên trên.

Khí tươi có quan trọng với phụ nữ mang thai hay không?

Với động cơ EC hiện đại, công suất tối đa chỉ 6W nhưng rất mạnh mẽ, hút đẩy khí 2 chiều đến 60m3/giờ cùng các bộ lọc thô, lọc bụi mịn HEPA sẽ đảm bảo luồng khí tươi giàu Oxy tràn ngập căn phòng.

Lõi Ceramic tổ ong công nghệ cao với độ hồi nhiệt đến 90% đảm bảo không thất thoát nhiệt năng, tiết kiệm năng lượng điều hòa trong mùa hè và hơi ấm trong mùa đông.

Hoạt động êm ái với 3 chế độ, và chế độ ngủ không tiếng động, giúp cả nhà có một giấc ngủ thật ngon!

Máy cấp khí tươi hồi nhiệt VT501-WF
Ảnh: Máy cấp khí tươi hồi nhiệt VT501-WF

Hy vọng qua bài viết trên giúp người đọc hiểu rõ hơn về VOC là chất gì cũng như ảnh hưởng của các hợp chất VOC đến sức khỏe. Việc áp dụng các biện pháp giúp giảm ảnh hưởng của các hợp chất này đến sức khỏe rất cần thiết, cần được thực hiện trong không gian sống và môi trường làm việc.

Để sức khỏe của cả mẹ và bé đều tốt, hãy liên hệ ngay KCvents Việt Nam để được hỗ trợ thêm bạn nhé!

——————————
KCvents Việt Nam – Giải Pháp Không Khí Sạch
Sản phẩm cho thị trường Châu Âu
Hơn 200.000 khách hàng tại 10 Quốc Gia.
Bảo hành & Hỗ trợ 24/7 trọn đời sản phẩm.
Hệ thống Showroom:
Hà Nội: 11 ngõ 71 Đỗ Quang, Trung Hòa, Cầu Giấy
TP. HCM: 327 Phan Xích Long, Phường 1, Q. Phú Nhuận
Hotline: 096 829 6179

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *