5/5 - (6 bình chọn)

TOP 5 công nghệ lọc không khí hiệu quả nhất hiện nay

Một báo cáo gần đây được công bố bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết mỗi năm, ước tính có khoảng 7 triệu người chết vì các nguyên nhân liên quan đến ô nhiễm không khí như : ô nhiễm hạt, khí thải độc hại, hợp chất VOCs, ô nhiễm mùi, lây lan bệnh dịch trong không khí,….

Những công nghệ lọc không khí phổ biến được đưa vào các loại máy lọc không khí nhằm loại bỏ ô nhiễm không khí bao gồm : Màng lọc HEPA, than hoạt tính, tia cực tím UV, ion âm và ozone. Mỗi công nghệ mang trong mình những ưu điểm riêng, tuy nhiên, một cơ chế không thể xử lý được toàn bộ những tạp chất ô nhiễm trong không khí.

Chính vì lẽ đó, hầu hết các máy lọc không khí hiện đại tích hợp hai công nghệ trở lên, hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong cùng một thiết bị, nâng cao hiệu suất và hiệu quả làm sạch, loại bỏ hoàn toàn chất ô nhiễm như chất hạt mịn, aerosol, vi khuẩn, bào tử nấm, virus, lông thú cưng và vẩy nến, phấn hoa và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs).

HEPA HEPA – viết tắt của bộ lọc không khí hiệu suất cao, là công nghệ được sử dụng rộng rãi nhất trong thanh lọc không khí. Nó có hiệu quả cao trong việc loại bỏ các vi khuẩn có hại và các hạt trong không khí có kích thước nhỏ < 0,3 micron.
Than hoạt tính Là giải pháp làm sạch không khí, rất tốt trong loại bỏ mùi hôi và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOCs.
UV Không khí đi qua đèn hoặc que phát ra bức xạ UV-C đốt cháy vi khuẩn và bào tử nấm mốc.
TPA Công nghệ lọc không khí TPA sẽ sử dụng nguyên lý giống như thỏi nam châm. Ban đầu, các hạt bụi sẽ nhận tích điện từ một điện cực. Sau đó, điện cực trái dấu sẽ hút các hạt bụi và giữ lại ở màng lọc.
Ozone Là công nghệ làm sạch sử dụng chủ yếu cho các mục đích thương mại, mang quy mô công nghiệp, có khả năng khử trùng và phá vỡ cấu trúc của các phân tử mùi trong thời gian rất ngắn.

Công nghệ lọc không khí HEPA

HEPA (Bộ lọc không khí hiệu quả cao) được xem là tiêu chuẩn công nghiệp cho thanh lọc không khí, là màng lọc có trong hầu hết các loại máy lọc không khí cao cấp đến từ nhiều thương hiệu.

Quy mô: Ban đầu, Bộ lọc HEPA được phát triển để sử dụng trong các nhà máy điện hạt nhân để loại bỏ các hạt phóng xạ khỏi không khí. Ngày nay, chúng được sử dụng rộng rãi trong các cơ sở công nghiệp, nơi mà bụi, khói và mầm bệnh gây hại phát triển mạnh mẽ. Chúng được sử dụng trong máy bay, nhà máy dược phẩm, bệnh viện, đơn vị chế tạo vi mạch và nhà máy sản xuất ô tô,…

Nguyên lý: Bộ lọc HEPA bao gồm một thảm sợi sợi thủy tinh được sắp xếp ngẫu nhiên với đường kính khoảng 0,5 đến 2,0 micromet. Khi không khí được đưa qua tấm thảm này, các hạt siêu nhỏ có trong không khí dính vào các sợi và bị giữ lại.

Công nghệ lọc không khí HEPA
Ảnh: Công nghệ lọc không khí HEPA

Công dụng: Theo Viện Sức khỏe và An toàn Lao động Quốc gia Hoa Kỳ, màng lọc HEPA có thể loại bỏ 99,97% chất gây ô nhiễm không khí có đường kính 0,3 micromet, tức là các hạt mịn nhỏ hơn khoảng 50 đến 150 lần so với sợi tóc người. Bộ lọc HEPA loại bỏ vật chất hạt PM 2.5 và PM 10, phấn hoa, bào tử nấm, mạt bụi, khói thuốc lá và lông thú cưng, an toàn cho người bị dị ứng và hen suyễn. Nó có thể được sử dụng trong nhà hoặc văn phòng để giữ cho không khí sạch sẽ, không có vi trùng.

PM 2.5 là hạt bụi li ti có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micromet, kích thước nhỏ hơn 30 lần so với sợi tóc người, bé đến mức có thể luồn lách vào các túi phổi, tĩnh mạch phổi và xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu. PM 10 có kích thước lớn hơn, đường kính từ 2.5 tới 10 micro.

Những hạt bụi mịn này là nguyên nhân chính gây nhiễm độc máu, máu khó đông khiến hệ tuần hoàn bị ảnh hưởng, làm suy nhược hệ thần kinh điều khiển hoạt động của cơ tim gây ra các bệnh tim mạch, làm giảm chức năng của phổi, viêm phế quản mãn tính, gây nên bệnh hen suyễn và ung thư phổi, đồng thời, khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn và có thể tử vong.

Hạt PM2.5 chứa nhiều kim loại nặng có khả năng gây ung thư, hoặc tác động đến DNA và gây ra đột biến gen. Ước tính có đến 4,3 triệu người chết mỗi năm do các bệnh liên quan đến ô nhiễm bụi mịn PM2.5  và PM10. Một nghiên cứu của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế IARC đã cho thấy mối tương quan tỷ lệ thuận giữa mức độ ô nhiễm bụi không khí với tỷ lệ người mắc ung thư. Cụ thể là mật độ PM10 trong không khí tăng lên 10 µg/m3 thì tỷ lệ ung thư tăng 22%, và mật độ PM2.5 tăng thêm 10 µg/m3 thì tỷ lệ ung thư phổi tăng đến 36%.

Nhược điểm: HEPA không thể loại bỏ mùi và VOCs.

Công nghệ lọc khí dùng than hoạt tính

Than hoạt tính là một công nghệ tinh vi được sử dụng trong thanh lọc không khí. Nó rất hiệu quả trong việc loại bỏ các chất ô nhiễm dạng khí như VOCs và mùi hôi.

Than hoạt tính là than thường hoặc than củi đã được xử lý đặc biệt để đạt hiệu quả cao trong việc bẫy phân tử khí. Trước khi than được đưa vào sử dụng trong máy lọc không khí sẽ phải trải qua quá trình nhiệt hóa than. Nhiệt độ trong quá trình tạo nhiệt sẽ tách carbon (than) ra khỏi cấu trúc ban đầu, và chuyển hóa than thành bột than hoạt tính.

Cấu trúc lỗi rỗng trong than hoạt tính giúp giữ lại và vô hiệu hóa các phân tử hay các hạt bụi siêu nhỏ. Than hoạt tính có diện tích bề mặt ngoài rất lớn (từ 500 đến 2.500 m2/g-tương đương với khoảng 260m2) nên được coi là một chất lý tưởng để lọc hút nhiều loại hóa chất độc hại.

Nguyên lý: Bộ lọc than hoạt tính chứa hàng triệu lỗ nhỏ giữa các nguyên tử carbon, diện tích bề mặt bên trong của carbon lớn sẽ tạo ra một lực hấp dẫn khiến chất bẩn bị bám dính vào bề mặt carbon, từ đó có thể bẫy hoặc tương tác với khói hóa học, khí, khói thuốc lá và mùi hôi, loại bỏ tạp chất từ ​​không khí bằng quá trình hấp phụ (quá trình VOCs bám vào bề mặt ngoài của các phân tử than hoạt tính).

Công nghệ lọc không khí than hoạt tính (carbon chủ động)
Ảnh: Công nghệ lọc không khí than hoạt tính (carbon chủ động)

Công dụng: Máy lọc không khí loại bỏ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOCs độc hại có trong sơn, keo, vecni, các chất khử mùi, thuốc chống côn trùng, chất làm sạch phòng và các sản phẩm chăm sóc cá nhân có mùi thơm đồng thời cũng loại bỏ khói và mùi hôi cứng đầu bắt nguồn từ thuốc lá, loại bỏ formaldehyd có trong đồ gỗ dán, tủ và thảm.

Nhược điểm: Màng lọc than hoạt tính không thể loại bỏ các cơ quan vi sinh như hạt phấn, bào tử và vi khuẩn.

Công nghệ lọc không khí sử dụng tia UV

UV (tia cực tím) là ánh sáng nhiệt độ cao có thể đốt cháy các hạt vi sinh, là một phần của phổ điện từ với bước sóng dao động từ 10nm đến 400nm. Ánh sáng tia cực tím có thể được chia thành ba loại: ánh sáng UV-A, UV-B và UV-C. UV-A và UV-B được phát ra từ mặt trời và có thể gây bỏng nặng, dị ứng da và ung thư da.

UV được sử dụng trong các loại máy lọc không khí là tia UV-C (bước sóng 180nm-280nm) an toàn, không gây hại cho con người và cực kỳ hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn và virus.

Nguyên lý: Không giống như HEPA và các bộ lọc than hoạt tính, các bộ lọc ánh sáng UV không sử dụng các tấm lọc hoặc các tấm thu gom để bẫy các chất ô nhiễm. Khi các vi khuẩn có mặt trong luồng không khí đến gần với tia UV bên trong máy lọc, chúng sẽ bị đốt cháy. Máy lọc sử dụng chất lượng diệt khuẩn của tia UV để phá vỡ thành phần DNA của vi sinh vật, ngăn chúng nhân lên sau này, đốt cháy hoàn toàn bào tử nấm mốc, ngăn chúng hình thành và phát triển.

Công nghệ lọc không khí UV
Ảnh: Công nghệ lọc không khí UV

Công dụng: Các thiết bị lọc không khí sử dụng ánh sáng tia cực tím để tiêu diệt vi trùng, tiêu diệt vĩnh viễn các mầm bệnh truyền qua không khí như vi khuẩn, nấm, vi rút, phấn hoa, bào tử và các chất gây ô nhiễm có hại khác.

Máy lọc ánh sáng UV dễ bảo trì và yên tĩnh hơn các máy lọc không khí khác. Khi công nghệ ánh sáng UV được kết hợp với HEPA hoặc công nghệ ion hóa, nó tạo ra một hệ thống thanh lọc hiệu quả cao.

Nhược điểm: Một số máy lọc không khí ánh sáng tia cực tím có thể phát ra một lượng ozone gây ô nhiễm không khí và có hại cho sức khỏe, gây ho, khò khè và nghiêm trọng hơn là viêm mô phổi.

Công nghệ TPA

Nguyên lý: Công nghệ TPA sẽ sử dụng nguyên lý giống như thỏi nam châm. Ban đầu, các hạt bụi sẽ nhận tích điện từ một điện cực. Sau đó, điện cực trái dấu sẽ hút các hạt bụi và giữ lại ở màng lọc.

Tuy nhiên, việc lọc bụi hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc vào cường độ của điện áp. Nếu điện áp quá thấp thì lực tĩnh điện sẽ không đủ để giữ được bụi. Nếu điện áp quá cao sẽ gây tĩnh điện ra cả môi trường xung quanh, khiến bụi bám lên các đồ vật khác.

Công nghệ lọc không khí TPA
Ảnh: Công nghệ lọc không khí TPA

Công nghệ TPA: Không cần thay mới, tháo bộ lọc và rửa 4-6 tuần/lần

Đọc đến đây chắc hẳn ai cũng nghĩ sử dụng bộ lọc công nghệ TPA sẽ rẻ và tiết kiệm chi phí hơn vì không bao giờ phải thay bộ lọc. Tuy nhiên, thực tế sử dụng thì sao?

Theo nguyên lý công nghệ TPA, các lớp bụi đầu tiên khi hút vào sẽ bám lên các bản cực. Vì thế, các lớp bụi tiếp theo sẽ khó bám lên các bản cực vì đã bị ngăn cách bởi các lớp bụi trước đó.

Ngay cả khi bạn rửa bộ lọc TPA thường xuyên thì hiệu quả hút bụi của nó cũng sẽ không được tốt như ban đầu. Bởi vì trong quá trình rửa, bộ lọc sẽ tiếp xúc với các hóa chất, khiến cho các tính chất hóa lý của các bản cực giảm đi, ảnh hưởng đến lực hút bụi của nó.

Bên cạnh đó, việc rửa màng lọc cũng không hề đơn giản như quảng cáo. Bởi vì bụi sẽ bám vào các khe của bộ lọc, nên muốn vệ sinh sạch thì bạn cần tháo rời các lớp màng lọc ra và phơi khô khá lâu. Nếu

Thực tế sử dụng máy lọc không khí công nghệ TPA sau 1 năm thì thấy khả năng lọc bụi của nó giảm đi rõ rệt.

Công nghệ ozone

Ozone có thể gây kích thích đường mũi, kích hoạt hen suyễn, dung tích phổi thấp hơn, cũng có thể gây viêm niêm mạc ngoài phổi. Tuy nhiên, ozone cũng là một chất làm sạch ô nhiễm không khí hiệu quả cao, nó độc hại hay vô hại tùy thuộc vào cách thức sử dụng, với nồng độ phù hợp và vận hành trong không gian trống, ozone hoàn toàn có lợi và an toàn.

Nguyên lý: Ozone được sản sinh ra từ các loại máy lọc không khí sẽ nhanh chóng xâm nhập và phá vỡ cấu trúc của các phân từ mùi, loại bỏ mùi và tiêu diệt vi khuẩn nhờ vào khả năng oxy hóa cao. Thêm nữa ozone còn có ưu điểm nữa là nó có cấu trúc không bền, nó nhanh chóng phân rã và tái tạo nên oxy, không sản sinh ra tồn dư hóa chất độc hại.

Công nghệ lọc không khí Ozon
Ảnh: Công nghệ lọc không khí Ozon

Công dụng: Ozone loại bỏ nấm mốc độc hại, vi khuẩn, virus, mùi hôi thối gây ra bởi thịt thối rữa và các chất hữu cơ phân hủy khác, tiêu diệt vi trùng.

Nhược điểm: Giới hạn an toàn của nồng độ ozone đối với các phòng bị chiếm dụng là 0,05 phần triệu, ở mức độ này, ozone là vô hại. Nhưng khi vượt quá mức này, nó sẽ trở nên nguy hiểm dần dần. Cơ quan quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OSHA) của Bộ Lao động Hoa Kỳ yêu cầu người lao động không tiếp xúc với hơn 0,10 ppm ozone trong khoảng thời gian 8 giờ.

Như vậy CleanAir Việt Nam đã giới thiệu đến bạn 5 công nghệ lọc không khí phổ biến nhất hiện nay trên thị trường.

Liên hệ ngay KCvents Việt Nam để được hỗ trợ thêm bạn nhé!
——————————
KCvents Việt Nam – Giải Pháp Không Khí Sạch
Sản phẩm cho thị trường Châu Âu
Hơn 200.000 khách hàng tại 10 Quốc Gia.
Bảo hành & Hỗ trợ 24/7 trọn đời sản phẩm.
Hệ thống Showroom:
Hà Nội: 11 ngõ 71 Đỗ Quang, Trung Hòa, Cầu Giấy
TP. HCM: 327 Phan Xích Long, Phường 1, Q. Phú Nhuận
Hotline: 096 829 6179

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *