Rate this post

Trẻ em ở nhiều nơi trên khắp Việt Nam đang phải đối mặt với một thực tế khắc nghiệt – không có không khí trong lành để thở. Chúng ta cần hành động ngay.

Clean air Khi khong khi sach tro thanh thu xa xi cuoc song khoe manh bi tu choi 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – Một con kênh quanh năm suốt tháng bị ô nhiễm bởi nước thải hóa chất từ các nhà máy công nghiệp trong thành phố. Cách đó năm mét là trường mẫu giáo với rất nhiều trẻ nhỏ vẫn hít thở trong bầu không khí đó hàng ngày.

Con không ngửi thấy mùi gì cả,” Bảo Khôi, cậu bé 5 tuổi trả lời một cách đầy ngạc nhiên khi được hỏi liệu em có ngửi thấy mùi gì đó trong không khí không. “Có phải ý cô muốn hỏi con  có ngửi thấy mùi gì thơm không đúng không ạ?

Khôi là một trong 300 trẻ đang học tại trường mầm non Tân Tạo A nằm ở trung tâm công nghiệp của thành phố. Các cụm nhà máy, công xưởng phân bố dày đặc khắp các khu vực ngoại thành. Ngay từ khi bước vào cổng trường, bất kỳ ai cũng ngửi thấy mùi hôi nồng nặc khó chịu. Không khí bị ô nhiễm. Nhưng với những đứa trẻ ở đây, chúng đã quá quen với sự ô nhiễm đến mức nó đã trở thành một phần vô hình trong cuộc sống của các em.

Một ngày điển hình của một đứa trẻ ở một thành phố lớn tại Việt Nam thường bắt đầu bằng việc phải ngồi trên xe máy để đến trường trong tình trạng giao thông ô nhiễm. Nhiều trẻ như Khôi và các bạn cùng lớp của em lại phải thêm 8 giờ chịu đựng không khí tồi tệ đến mức đáng báo động. Khí thải giao thông, đốt phế phẩm nông nghiệp, bụi từ nhưng công trình xây dựng, khói từ các nhà máy điện than và việc đốt chất thải công nghiệp là những nguyên nhân góp phần dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường này. Trong khi đó, khu vực nông thôn có lượng khí thải cao do đốt phế phẩm nông nghiệp ngoài trời.

Tại Việt Nam, các khu vực đô thị như Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Hà Nội bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất, đứng đầu bảng xếp hạng các thành phố có chất lượng không khí kém nhất thế giới. Việt Nam xếp hạng thứ 30 trong số 131 quốc gia trên thế giới có không khí độc hại nhất trong năm 2022[1]. Trong những năm gần đây, tình trạng này không thay đổi nhiều nếu không nói là còn xấu đi theo như dự đoán. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, bị ảnh hưởng nhiều nhất vì chúng thở nhanh hơn người lớn và phổi vẫn đang phát triển. Các em cũng dễ bị tổn thương nhất vì các chất gây ô nhiễm không khí có thể đi từ phổi vào máu, đi đến não và gây viêm tế bào não.

Huỳnh Thị Phương Ái là giáo viên mầm non. Cô đã công tác ở trường mầm non Tân Tạo A được 6 năm.

Các em có những triệu chứng rõ ràng liên quan đến vấn đề hô hấp hoặc bị ho quanh năm. Các triệu chứng thường kéo dài hàng tuần và nhiều em bị tái phát,” cô Ái cho biết.

Cách Tân Tạo A không xa là trường mầm non Trạng Nguyên. Trường này nằm đối diện một điểm xử lý rác thải lớn. Đã thành thông lệ, các dòng xe chở rác nối nhau liên tục đến đây vào nhiều giờ khác nhau trong ngày chất rác thành hàng đống lớn.

Hàng núi rác được đổ ra từ ngày này qua ngày khác,” bà Huynh Thi Tùng, hiệu trưởng nhà trường cho biết. “Khi có những cơn gió lớn, mùi hôi lại bốc lên gấp bội.” Ngôi trường này cũng có 300 trẻ em. Cha mẹ của các em làm việc tại các nhà máy hoặc các doanh nghiệp nhỏ trong vùng.

Clean Air Khi khong khi sach tro thanh thu xa xi cuoc song khoe manh bi tu choi 2
UNICEF Việt Nam\Trần Phương Anh
Trẻ em trường mầm non Trạng Nguyên cùng nhau ăn trưa

Thông điệp chung tay bảo vệ môi trường

Kiến thức liên quan đến rủi ro gây ra do ô nhiễm không khí và cách bảo vệ học sinh khỏi tác hại của ô nhiễm không khí vẫn chưa được đưa vào nội dung giáo dục của chúng tôi. Đây là một lĩnh vực mới đòi hỏi sự quan tâm và hành động của nhà trường,” bà Tùng cho biết.

Bà Tùng nói thêm “Các khóa đào tạo của UNICEF rất cần thiết cho cả cán bộ quản lý và giáo viên của chúng tôi.” “Khi mọi người – các nhà hoạch định chính sách giáo dục, quản lý trường học, giáo viên, phụ huynh và bản thân trẻ em cùng tham gia – chúng ta sẽ xây dựng một cộng đồng có kiến thức và kỹ năng tự bảo vệ bản thân.”

Điều quan trọng là phụ huynh cũng tham gia vào việc phòng ngừa và bảo vệ. Những biện pháp bảo vệ môi trường và kỹ năng tự bảo vệ bản thân đơn giản hàng ngày như hạn chế đốt rác ở nhà hay đeo khẩu trang cho trẻ vào những thời điểm quan trọng khi chất lượng không khí kém chắc chắn sẽ hữu ích.”

Phụ huynh lắng nghe những điều con cái của họ học được ở trường và đó là một cách giáo dục tốt.” “Chính trẻ em sẽ là tác nhân thay đổi tương lai.” “Trẻ em thường tin vào những gì các cô nói.”

Clean Air Khi khong khi sach tro thanh thu xa xi cuoc song khoe manh bi tu choi 4
UNICEF Viet Nam\Tran Phuong Anh

Đối với ngành giáo dục, cách tiếp cận dựa trên quyền của nhiều hệ thống là không thể thiếu đối với chiến lược tổng thể của Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề chất lượng không khí.Bà Lê Anh Lan, Chuyên gia Giáo dục của UNICEF Việt Nam cho biết, “Đầu tư phát triển khung giáo dục, cung cấp máy lọc không khí cho các trường mầm non cũng như nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường là những động lực kịp thời và cần thiết cho hệ thống.”

Với sự hợp tác này, UNICEF phấn đấu trở thành một trong những tổ chức đầu tiên thúc đẩy việc giảm ô nhiễm không khí cho trẻ em trong nước.”

Và đây mới chỉ là bước khởi đầu.”


[1] IQAir. Báo cáo chất lượng không khí thế giới năm 2022.

Nguồn: Unicef.org


Kcvents cung cấp giải pháp về tuần hoàn và lọc không khí tại Việt Nam. Với sứ mệnh mang đến chất lượng không khí sạch cho mọi nhà.

Liên hệ để biết thêm chi tiết:
Hotline: 096.829.6179
Fanpage: KCvents – Máy cấp khí tươi hồi nhiệt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *