6 công nghệ máy lọc không khí mới và hiện đại nhất
Với chất lượng không khí ngày càng đi xuống như hiện nay thì việc trang bị máy lọc là điều rất cần thiết. Công nghệ máy lọc không khí được xem là một trong những tiêu chí quan trọng giúp khách hàng có thể lựa chọn được cho mình sản phẩm phù hợp để sử dụng. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay một số công nghệ lọc phổ biến ở máy lọc không khí trong bài viết dưới đây nhé.
Nôi dung
Máy lọc không khí công nghệ Hepa
Giới thiệu
Bộ lọc HEPA được xem là tiêu chuẩn công nghiệp lọc không khí, loại màng lọc này có mặt trong hầu hết các dòng máy cao cấp của nhiều thương hiệu hiện nay.
Ban đầu, Bộ lọc HEPA phát triển để ứng dụng trong các nhà máy điện hạt nhân nhằm để loại bỏ các hạt phóng xạ ra khỏi không khí.
Hiện loại này đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều cơ sở công nghiệp, nhằm mang lại chất lượng không khí sạch cho không gian sống và làm việc.
Nguyên lý hoạt động
Bộ lọc HEPA gồm 1 thảm sợi thủy tinh sắp xếp ngẫu nhiên với đường kính từ 0,5 đến 2,0 micromet. Không khí khi được đi qua tấm thảm này, thì những hạt siêu nhỏ lẫn trong không khí sẽ bị dính vào các sợi và bị giữ lại.
Công dụng
Màng lọc HEPA có khả năng giúp loại bỏ lên tới 99,97% chất gây ô nhiễm với đường kính 0,3 micromet. Bộ lọc HEPA loại bỏ vật chất hạt PM 2.5 và PM10, phấn hoa, bào tử nấm, mạt bụi, khói thuốc lá, lông thú cưng,… đặc biệt cần thiết đối với đối tượng người già, trẻ nhỏ, người bị dị ứng và hen suyễn.
Thiết bị có thể sử dụng ở trong nhà, văn phòng nhằm đảm bảo cho không khí sạch sẽ, không có vi trùng.
Nhược điểm
Bộ lọc HEPA chỉ có thể loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn,.. nhưng lại không không thể loại bỏ được mùi và VOCs.
Máy lọc không khí công nghệ than hoạt tính
Giới thiệu
Công nghệ lọc không khí bằng than hoạt tính vô cùng hiệu quả trong việc loại bỏ các chất gây ô nhiễm như VOCs và mùi hôi. Than hoạt tính được dùng là than thường hoặc than củi được xử lý đặc biệt để đạt hiệu quả cao trong việc bẫy phân tử khí.
Trước khi được đưa vào sử dụng trong máy lọc, than sẽ phải trải qua quá trình nhiệt hóa. Quá trình này giúp tách carbon (than) ra khỏi cấu trúc ban đầu, chuyển hóa than thành than hoạt tính.
Cấu trúc lỗ rỗng của than hoạt tính giúp giữ và vô hiệu hóa phân tử, các hạt bụi siêu nhỏ. Diện tích bề mặt ngoài của than hoạt tính khá lớn (từ 500 đến 2.500 m2/g), nên đây được xem là một chất lý tưởng cho việc lọc hút các loại hóa chất độc hại.
Nguyên lý hoạt động
Bộ lọc than hoạt tính có chứa hàng triệu lỗ nhỏ giữa các nguyên tử cacbon. Diện tích bề mặt bên trong carbon lớn tạo nên một lực hấp dẫn làm cho chất bẩn bị bám dính vào bề mặt carbon. Qua đó giúp bẫy hoặc tương tác với khói hóa học, khí, khói thuốc lá, mùi hôi, giúp loại bỏ tạp chất từ không khí nhờ quá trình hấp thụ.
Công dụng
Máy lọc không khí với công nghệ than hoạt tính có khả năng loại bỏ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOCs độc hại trong sơn, keo, vecni, chất khử mùi, thuốc chống côn trùng, chất làm sạch phòng, khói, thuốc lá, formaldehyde có trong đồ gỗ dán, tủ và thảm,.. bảo vệ sức khỏe của con người.
Nhược điểm
Màng lọc than hoạt tính không loại bỏ được các cơ quan vi sinh như hạt phấn, bào tử, vi khuẩn.
Máy lọc không khí công nghệ UV
Giới thiệu
UV (tia cực tím) là ánh sáng nhiệt độ cao, đốt cháy được các hạt vi sinh, là một phần của phổ điện từ có bước sóng dao động từ 10nm – 400nm. Ánh sáng của tia cực tím được chia thành ba loại: Ánh sáng UV-A, UV-B và UV-C.
UV-A và UV-B phát ra từ mặt trời có thể gây ra tình trạng bỏng nặng, dị ứng và ung thư da. UV sử dụng trong máy lọc không khí là tia UV-C (bước sóng 180nm-280nm) đảm bảo an toàn, hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn, virus.
Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể lựa chọn được công nghệ lọc phù hợp.